Bounce Rate là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực internet marketing, dùng để phân tích hiệu quả đối với lưu lượng truy cập của một blog/ website. Bounce Rate là tỷ lệ đại diện khách truy cập đã vào website/ blog và rời khỏi website hay blog đó ngay sau đó thay vì tiếp tục xem các nội dung khác trong cùng một blog/ website.
Bạn có thể chưa biết tỷ lệ bounce rate cao sẽ làm giảm lưu lượng truy cập của trang web và giới hạn số lượng người đăng ký và khách hàng tiềm năng của bạn.
Nói cách khác: Tỷ lệ bounce rate càng cao, khách truy cập càng dễ rời khỏi trang web của bạn.
Theo một báo cáo gần đây, tỷ lệ bounce rate lý tưởng là khoảng 26% đến 40%.
Nếu tỷ lệ bounce rate cao thì bạn cần giảm tỷ lệ bounce rate càng sớm càng tốt.
May mắn thay bạn có nhiều cách để tránh điều này, nào chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận vấn đề này.
Sau đây là một số cách sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ bounce rate một cách dễ dàng để cải thiện chuyển đổi và tối đa hóa lưu lượng truy cập trang website của bạn.
Đừng viết tiêu đề sai lệch
Mọi người sẽ rời khỏi trang web của bạn nếu tiêu đề và nội dung mà bạn cung cấp không có sự liên quan gì với nhau. Ví dụ bạn đang viết bài đánh giá về bài viết mới của Sơn Tùng “Hãy trao cho anh” mà trong bài viết bạn đưa một ca khúc lạ lẫm, một ca khúc do bạn tự cover chẳng hạn. Tất nhiên vì tò mò người ta sẽ ghé thăm bài viết của bạn vì bạn đặt tiêu đề quá nổi bậc nhưng tầm vài giây sau người đọc sẽ tự động rời website của bạn. Rơi vào tình huống này bởi lẽ tiêu đề và nội dung bạn đưa ra không có sự liên quan hoặc gắn kết với nhau.
Nếu bạn là một tín đồ mua sắm online chắc hẳn bạn cũng từng rơi vào trường hợp các shop đưa ra các chương trình khuyến mãi giá sốc với các tiêu đề thật “kêu” như giảm “giá siêu tốc tận nốc đến 99%”, nhưng than ôi khi vào xem bạn mới phát hiện ra không đúng như vậy.
Bạn đọc thân mến trên đây là hai ví dụ về sự không gắn kết giữa tiêu đề và nội dung của bài viết. Kết quả mà nó mang lại là độc giả sẽ nhanh chóng rời khỏi website để truy vấn một kết quả tìm kiếm khác mà thôi.
Đừng để xuất hiện quá nhiều popup
Một trong những mục tiêu trong xây dựng blog là xây dựng số lượng độc giả (“fan ruột”) quan tâm đến các ý tưởng, quan điểm mà bạn chia sẻ. Do đó, việc xây dựng, thu thập email là điều cần thiết. Tuy nhiên có một thực tế là nhiều lúc các blogger thường lạm dụng vấn đề này, có quá nhiều các popup hiển thị trên màn hình khi độc giả ghé thăm blog. Việc hiển thị popup không phải là sai, vì đây là cách giúp bạn có thể thu thập email độc giả và giữ kết nối với bạn bè của mình. Thế nhưng tần suất xuất hiện quá nhiều của các popup là điều không cần thiết và nhiều khi mang tính ngược lại.
Nhiều trường hợp các blogger còn cái các tính năng nhắc độc giả tắt tính năng chặn ads, block màn hình…những tùy chọn đó tuy đơn giản nhưng bạn thử hình dung xem bạn sẽ mất bao nhiêu traffic trong những trường hợp này chỉ vì vài click ads chỉ đáng vài cent.
Khi sử dụng các plugin để xây dựng kênh thu thập email bằng việc tạo ra các popup bạn nên nhớ là nên đặt tầng suất xuất hiện cho chúng. Bạn nên sử dụng plugin Thrive Lead, một công cụ xây dựng các form thu thập email của Thrive Themes, đây là công cụ giúp bạn cài đặt việc hiển thị các popup sao cho không gây sự khó chịu cho độc giả.
Người đọc chỉ quan tâm đến vấn đề mà họ đang tìm kiếm, nếu nội dung đó là cần thiết và hữu ích họ có thể đăng ký nhận thông tin bài viết mới từ blog của bạn một cách vô điều kiện mà không cần bất kỳ sự nhắc nhở nào. Cho dù bạn thiết lập nhiều popup kết quả cuối cùng là bạn chỉ có thể thu thập được chỉ một email, nên nhớ một điều trong email marketing, một email đăng ký đồng nghĩa với việc bạn tốn thêm chi phí dịch vụ email marketing.
Điều này là hiện thực vì các nhà cung cấp dịch vụ email marketing thường tính giá dịch vụ dựa trên số lượng email trong list mà bạn có. Ví dụ bạn đang sử dụng Mailer Lite với tài khoản free, bạn sẽ chuyển sang tính phí dịch vụ khi list của bạn có thêm một thành viên mới đăng ký nhận dịch vụ email.
Do vậy, đừng cố gắng lạm dụng việc thu thập email, tránh việc cài đặt xuất hiện nhiều popup để bạn có thể sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn, đồng nghĩa với vấn đề đó là tỷ lệ bounce rate sẽ giảm một cách đáng kể.
Cải thiện tốc độ tải trang của blog
Tốc độ tải trang cũng là một vấn đề liên quan đến việc tăng bounce rate, hãy thử tưởng tượng bạn có một blog đang sử dụng dịch vụ hosting tại Hostgator với tốc độ rất mượt. Một ngày đẹp trời bạn chuyển sang một nhà cung cấp mới tuy nhiên chất lượng hosting lại cực kỳ chán. Bạn đã tiết kiệm được một vài $ để chuyển nhà cung cấp dịch vụ nhưng bạn đang mất đi một số lượng lớn traffic.
Trong suốt gần chục năm viết blog mình cũng tưng đối mặt với vấn đề này, thông thường bạn sẽ canh me, theo dõi và chọn mua các gói hosting của các nhà cung cấp dịch vụ với mức giảm giá lớn. Nhưng nếu bạn không tìm hiểu kỹ về chất lượng của các nhà cung cấp đó, bạn sẽ dễ dàng gặp sai lầm khi quyết định chuyển nhà cho website của mình.
Tốc độ tải trang (tốc độ load trang) một phần do chất lượng của hosting, vì vậy việc lựa chọn đúng nhà cung cấp cung cấp hosting chất lượng bạn sẽ cải thiện được tốc độ tải trang của blog.
Ngoài yếu tố trên tốc độ tải trang của blog còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: việc cài đặt quá nhiều plugin không cần thiết, sử dung hình ảnh mà dung lượng hình ảnh rất lớn không được tối ưu hóa…cũng dễ làm tốc độ tải trang blog của bạn bị chậm. Vì thế bạn nên cải thiện tốc độ tải trang thông qua việc tối ưu hóa các yếu tố này. Trên blog mình cũng có một bài viết hướng dẫn bạn tăng tốc độ tải trang nhanh hơn. Bạn có thể xem xét chi tiết bài viết này tại đây.
Sử dụng nhiều internal link trong bài viết
Độc giả thường có xu hướng tìm kiếm các nội dung liên quan đến bài viết, do đó cách tốt nhất để cung cấp nội dung cho họ trong trường hợp này là bạn cần sử dụng nhiều internal link trong bài viết. Việc sử dụng internal link giúp bạn kết nối các nội dung liên quan lại với nhau, chẳng hạn bạn có thể liên kết chủ đề SEO với chủ đề tối ưu hóa WordPress.
Việc sử dụng nhiều internal link sẽ giúp bài viết của bạn thêm chặt chẽ và được liên kết mạnh hơn về SEO. Bạn thử nhìn các bố cục của trang Wikipedia thì bạn cũng có thể hiểu tại sao việc sử dụng các internal link lại cần thiết như vậy.
Cải thiện chất lượng nội dung bài viết
Nội dung chất lượng sẽ giúp cho bài viết của bạn được đánh giá cao hơn. Hãy giả sử rằng có hai bài viết cùng viết về một chủ đề nhưng một blog có bài viết được tối ưu hóa tốt hơn về hình ảnh, nội dung, bố cục và độ dài của bài viết…Tất nhiên độc giả sẽ quan tâm đến bài viết có chất lượng nội dung tốt hơn. Để có được một bài viết tốt và chất lượng bạn cần nhiều thời gian để sáng tạo. Vấn đề này thuộc về kỹ năng của bạn do đó bạn hoàn toàn có thể cải thiện được kỹ năng của mình qua từng bài viết.
Bên trên là một vài thủ thuật nhỏ giúp cho bạn giảm tỷ lệ bounce rate cho blog của mình. Bạn nên duy trì một tỷ lệ bounce rate phù hợp để phát triển blog của mình một cách hiệu quả hơn. Bạn còn có cách nào để giảm tỷ lệ bounce rate nữa không? Nếu có hãy chia sẻ với mình nhé.