Rất lâu rồi mình mới trở lại viết bài cho blog. Mình đã ngừng cập nhật thêm các bài viết mới từ hai năm nay do vướng bận công việc gia đình và vì các mục tiêu phát triển cá nhân.
Sau khi sắp xếp mọi thứ được ổn định mình quay lại với niềm vui nho nhỏ khi xưa là cuối tuần được ngồi nghe một bản nhạc thật chill, thưởng thức một tách trà xanh và cặm cụi gõ vài dòng bắt đầu nên một bài viết để đăng tải trên blog.
Hành trình hơn 2 năm tạm ngưng viết blog
Mình tạm ngưng cập nhật viết blog hơn hai năm nay để bắt đầu các mục tiêu cá nhân như chuyển đổi công việc mới, lập gia đình, bắt đầu cuộc sống gia đình với những mục tiêu mới.
Tản mạn một xíu nhé các bạn !
Trong thời buổi công nghệ 4.0, sự phát triển mạnh mẽ của AI và các công cụ hỗ trợ, việc viết blog ngày có nhiều phương tiện hỗ trợ mạnh mẽ. Trong hơn hai năm tạm ngưng viết blog mình cũng đã cập nhật nhiều xu hướng về việc phát triển blog. Ngày nay có nhiều sự lựa chọn cho người viết blog, so với thời gian trước, việc viết blog trước đây chủ yếu được tập trung trên nền tảng viết bài sử dụng WordPress, bây giờ các bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Vlog, Podcast, các kênh social để truyền tải thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Đối với mình việc viết blog là một niềm vui, mình có thể kết hợp nhiều công nghệ khác nhau để đảm bảo việc viết blog được hiệu quả đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho độc giả. Dù cho sự phát triển công nghệ có thay đổi, Blog Ngân Sơn vẫn chủ yếu tập trung với các chủ đề mà mình đam mê như blogging, affiliate marketing, quản lý tài chính cá nhân và công nghệ thông tin hoặc những chia sẻ về trải nghiệm cá nhân đối với cuộc sống thường ngày của mình.
Chủ đề bài viết
Hôm nay bắt đầu viết lại blog, hơi bỡ ngỡ xíu vì mình chưa biết tiếp cận chủ đề nào là phù hợp để chia sẻ đến các bạn. Thôi thì trong thời gian tạm ngưng viết blog và trong thời điểm này mình thấy có một chủ đề khá hay muốn chia sẻ đến các bạn.
Nhiều năm trước đây mình đã nghe đến thuật ngữ “tự do tài chính” thông qua các khoá học của một số bạn diễn giả đào tạo các khoá học về kỹ năng. Lúc đó còn sinh viên nên cũng có mong ước được tự do tài chính ghê lắm.
Thật sự, tự do tài chính là mục tiêu mà mỗi chúng ta điều mong muốn hướng đến. Có tự do về tài chính chúng ta mới có thể tự do trong việc quản lý thời gian trong cuộc sống của mình.
Lần tìm trên Wikipedia, có nhiều định nghĩa về tự do tài chính. Bạn cũng có thể tìm thấy trên các diễn đàn mạng xã hội, website hoặc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tư vấn về tài chính về thuật ngữ này. Tựu trung lại đối với mình tự do tài chính là tự do trong việc quyết định thời gian, tự do trong việc xây dựng nguồn thu nhập và quản lý nguồn thu nhập.
Nếu bạn đang tìm hiểu về cách thức về xây dựng được tự do tài chính bạn có thể nghe các postcad của anh HieuTV, một chuyên gia tư vấn về digital strategy đang sống và làm việc tại Úc. Mình thường nghe cái bài chia sẻ của anh về kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài chính cá nhân trên Youtube hoặc Podcast của anh ấy.

Nhờ các bài chia sẻ của anh mình đã được học được nhiều kiến thức về xây dựng hệ thống tài chính cho cá nhân.

Theo cách chia sẻ đó, để đạt được hành trình tự do về mặt tài chính chúng ta phải xây dựng được một hệ thống tài chính cá nhân bền vững. Theo các hiểu của mình xây dựng tài chính cá nhân bền vững được hiểu là tối ưu hoá tối đa các nguồn thu nhập, phân bổ các khoản thu nhập và tái đầu tư các khoản thu nhập để tạo lợi nhuận.
Từ những giải thích và chia sẻ mà mình tiếp cận được cũng như đối chiếu với tình trạng tài chính cá nhân mình xây dựng hệ thống như sau:
Tổng khoản chi hàng tháng: Xác định các khoản chi hàng tiêu tháng mà bạn phải chi.
Tổng các khoản thu nhập:
- Thu nhập từ tiền lương
- Thu nhập từ hợp tác kinh doanh
- Thu nhập từ các nguồn marketing (affiliate marketing, các dự án niche site, bán sách)
- Thu nhập từ các hợp đồng tư vấn
- Thu nhập từ các ứng dụng
Xác định các khoản thu nhập để chuyển vào các quỹ Emercency fund và Sinking Fund: = Tổng các khoản thu nhập – Tổng khoản chi hàng tháng
Quỹ khẩn cấp (emercency fund): quỹ dành cho các tình huống nguy cấp (những trường hợp không thể lường trước được): tổng mức chi tiêu tối thiểu x 6 tháng.
Quỹ dự phòng (Sinking fund): quỹ chi tiêu dành cho các khoản cần chi trong dài hạn và có dự tính trước: tổng mức chi tiêu tối thiểu x 6 tháng.
Sau khi đã nạp đầy đủ tiền vào các quỹ Emercency fund và Sinking Fund, số tiền còn từ các khoản thu nhập sẽ được chuyển vào các tài khoản đầu tư.
Tài khoản đầu tư:
- Tài khoản tiền gửi tiết kiệm dài hạn (ít rủi ro, lãi suất hiện tại 7-7.5%)
- Tài khoản đầu tư chứng khoán (rủi ro, nên đầu tư các công ty phát triển trong dài hạn, lợi nhuận từ 16-18%)
- Tài khoản đầu tư chứng chỉ quỹ ETF: (rủi ro, nên đầu tư dài hạn, lợi nhuận từ 16-18%)
- Tài khoản đầu tư cho business: các hoạt động kinh doanh mới (phụ thuộc vào chuyên môn của bạn).
Liệt kê nêu trên là cách phân bổ các nguồn thu nhập của mình dựa trên thông tin mình lĩnh hội được từ các postcad chia sẻ của anh HieuTV. Còn bạn thì sao? Bạn phân bổ các nguồn thu nhập của bạn như thế nào?
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm các xây dựng hệ thống tự do tài chính bạn nên xem và nghe các chia sẻ miễn phí của anh ấy trên Youtube hoặc các kênh podcast nhé.
Tăng các khoản thu nhập thụ động
Một trong những cách để rút ngắn thời gian bắt đầu hành trình tự do tài chính là gia tăng các khoản thu nhập thụ động. Do giới hạn về mặt thời gian, mỗi ngày ai cũng có 24 giờ, thời gian làm việc là có hạn. Do đó chúng ta cần tối ưu hoá thời gian này để có thể tạo dựng được nhiều nguồn thu nhập.
Các nguồn thu nhập thụ động là các nguồn thu nhập mà chúng ta được chi trả sau khi chỉ cần thực hiện các công việc ban đầu. Thời gian tiếp theo bạn không cần phải làm việc mà cũng có thể nhận được các khoản thu nhập được chi trả đó.
Các nguồn thu nhập thụ động
Gửi tiết kiệm hoặc mua cổ phiếu
Thu nhập từ tiền lãi suất tiền gửi, tiền cổ tức: nếu bạn đang gửi tiết kiệm dài hạn hoặc mua cổ phiếu từ các công ty có chi trả cổ tức, bạn sẽ nhận được lãi suất tiền gửi khi khoản tiền gửi đó đáo hạn hoặc khi công ty chi trả khoản cổ tức cho người nắm giữ cổ phiếu.
Thực hiện tiếp thị liên kết
Các chương trình tiếp thị liên kết thường chi trả một khoản hoa hồng (commission) cho người giới thiệu được khách hàng. Để nhận được các khoản hoa hồng thụ động cho hình thức này bạn có thể tiếp thị cho các chương trình chi trả hoa hồng suốt đời (lifetime commission affiliate). Để tìm kiếm các chương trình này bạn có thể “google” để tìm kiếm các chương trình phù hợp với thị trường của bạn.
Phát triển ứng dụng Google
Nếu bạn có kinh nghiệm về lập trình ứng dụng di động, bạn có thể dễ dàng thiết kế được các ứng dụng di động để bán, đăng ký các chương trình quảng cáo Admob để gia tăng nguồn thu nhập của mình. Sau khi ứng dụng hoàn thiện và phát triển bạn cũng có thể bán ứng dụng này trên Flippa để tái đầu tư các khoản đầu tư của mình một cách hiệu quả.
Bán sản phẩm KDP trên Amazon
Nếu bạn có chuyên môn về thiết kế bìa sách và khả năng ngoại ngữ, bạn có thể bán sản phẩm sách trên Amazon Kindle Publishing. Tiếp cận số lượng khách hàng đông đảo tại Amazon Store trên khắp thế giới bạn hoàn toàn có thể xây dựng được nguồn thu nhập ổn định từ hình thức kinh doanh này.

Nếu bạn chưa có kỹ năng tiếng Anh bạn nên sử dụng Grammarly để kiểm tra lại lỗi ngữ pháp tiếng Anh trong các bài đăng tải bán sách trên Amazon.
Xây dựng niche site
Nếu bạn có thế mạnh về tiếp thị liên kết, xây dựng và phát triển niche site và bán lại các sản phẩm này trên Flippa là một nguồn thu nhập khá tốt. Bạn chỉ cần học thêm các kinh nghiệm về SEO, copywriting, marketing là có thể thực hành tốt công việc này.
Phát triển một kênh Youtube
Nhiều blogger và Youtuber đã thành công trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh này. Nếu bạn có kinh nghiệp về video editor bạn có thể tự vận hành một kênh Youtube để mang lại nguồn thu nhập cho mình.
Tóm lại, còn nhiều hình thức đầu tư mang lại nguồn thu nhập thụ động nữa mà bạn có thể xây dựng. Nếu bạn có hình thức nào hay có thể chia sẻ cho mình với nhé.
Hiện tại bài viết đã khá dài mình sẽ tạm khép bài viết tại đây và gặp các bạn trong một bài viết khác.