Sau khi tìm kiếm từ khóa để có được vị trí trên các công cụ tìm kiếm đòi hỏi bạn phải tốn nhiều thời gian để tối ưu hóa bài viết trên các công cụ tìm kiếm (SEO).
SEO (là tối ưu hóa website trên các công cụ tiềm kiếm như Google, Yahoo, Bing…) . SEO gồm có hai loại SEO on page và SEO off-page. Bài viết này Ngân Sơn sẽ hướng dẫn các bạn một số nội dung liên quan đến SEO on-page.
1. Hãy tạo một tiêu đề mô tả chính xác nội dung trang hoặc bài viết.
Độ dài của tiêu đề tối đa là 75 ký tự, hơn 300 ký tự. Tiêu đề trang nên lựa chọn tiêu đề chính xác, duy nhất.
Biện pháp tốt cho các thẻ tiêu đề trang
- Mô tả chính xác nội dung trang và chọn tiêu đề truyền đạt hiệu quả chủ đề nội dung trang.
- Những nội dung cần tránh khi đặt tiêu đề bài viết: chọn tiêu đề không liên quan đến nội dung trang, sử dụng các tiêu đề mặc định hoặc không rõ ràng như “Không có tiêu đề” hoặc tiêu đề không rõ ràng, tạo thẻ tiêu đề duy nhất cho mỗi trang; sử dụng thẻ tiêu đề duy nhất cho tất cả các trang web của bạn hoặc nhóm lớn các trang, sử dụng các tiêu đề ngắn gọn, nhưng mang tính mô tả; sử dụng các tiêu đề quá dài không có ích cho người dùng; bổ sung các từ khoá không cần thiết trong các thẻ tiêu đề.
2. Tạo thẻ meta description cho bài viết dùng để miêu tả nội dung bài viết hoặc trang web (Mục 3 hình)
Thẻ meta mô tả của trang cung cấp cho Google và các công cụ tìm kiếm khác bản tóm tắt nội dung trang hoặc bài viết. Độ dài tối đa là 155 ký tự, hơn 300 ký tự (Google đã cập nhật việc hiển thị meta description hơn 300 ký tự – theo Moz.
- Biện pháp tốt cho các thẻ meta mô tả là tóm tắt một cách chính xác nội dung của trang – Viết mô tả vừa cung cấp thông tin vừa thu hút người dùng nếu họ nhìn thấy thẻ meta mô tả của bạn dưới dạng đoạn trích trong kết quả tìm kiếm.
- Điều cần nên tránh: viết thẻ meta mô tả không liên quan đến nội dung trên trang; sử dụng các mô tả chung chung như “Đây là một trang web”; chỉ điền các từ khoá vào mô tả; sao chép và dán toàn bộ nội dung của tài liệu vào thẻ meta mô tả; sử dụng các mô tả duy nhất cho mỗi trang, mỗi trang có một thẻ meta mô tả khác nhau giúp cả người dùng và Google, đặc biệt là trong các tìm kiếm mà người dùng có thể đưa lên nhiều trang trên tên miền của bạn. Nếu trang web của bạn có hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu trang, các thẻ meta mô tả được tạo thủ công có lẽ không thể khả thi. Trong trường hợp này, bạn có thể tạo tự động các thẻ meta mô tả dựa trên nội dung của mỗi trang, sử dụng thẻ meta mô tả cho tất cả các trang trên trang web của bạn hoặc cho số lượng trang lớn
3. Cải tiến cấu trúc URL (Mục 2 hình)
Sử dụng các từ trong URL – URL chứa các từ liên quan đến nội dung và cấu trúc trang web của bạn sẽ thân thiện với khách truy cập hơn khi điều hướng trang web của bạn. Khách truy cập sẽ nhớ chúng tốt hơn và có thể sẵn sàng liên kết đến chúng hơn.
Cần chú ý là tránh sử dụng các URL dài dòng với các tham số và các ID phiên không cần thiết chọn tên trang chung chung như “trang1.html”, sử dụng quá nhiều từ khoá như, tạo cấu trúc thư mục đơn giản – Sử dụng cấu trúc thư mục tổ chức tốt nội dung của bạn và giúp khách truy cập dễ dàng biết vị trí của họ trên trang web của bạn. Thử sử dụng cấu trúc thư mục của bạn để chỉ định loại nội dung được tìm thấy tại URL đó.
4. Cung cấp nội dung và dịch vụ chất lượng, bài viết phải mang tính nguyên mẫu.
Google đã cập nhật panda thời gian gần đây, với phương châm ” tốt nhất cho người dùng”, google hướng đến chất lượng hơn số luongj vì thế nội dung bài viết của bạn phải do chính bạn tạo ra, không nên copy từ các nguồn khác. Tuy nhiên việc tham khảo từ các nguồn khác cũng sẽ giúp cho các bạn có được ý tưởng viết bài. Một số SEOer cao cấp còn có một thủ thuật để vượt qua sự nghiêm cấm copy của Google. Đó là SEO Copyrighting. Ngân Sơn sẽ đề cập đến thủ thuật này trong một số bài viết sau.
5. Sử dụng thẻ tiêu đề một cách thích hợp.
Bổ sung các kiểu chữ H1- H6 vài bài viết.
6.Tối ưu hoá việc sử dụng hình ảnh.
Khi Insert hình ảnh chú ý đến thẻ Alt của hình ảnh. Miêu tả đầy đủ Alt giúp Google đọc được hình ảnh của bạn
7. Tạo file robots.txt cho website.
Tệp “robots.txt” cho các công cụ tìm kiếm biết liệu chúng có thể truy cập và nhờ vậy, thu thập dữ liệu các phần trong trang web của bạn không. Tệp này phải được đặt tên là “robots.txt” và được đặt trong thư mục gốc của trang web của bạn. Bạn có thể sử dụng Google Webmaster Tool đẻ thiết lập robot.txt cho website của mình.
8.Tạo liên kết nội bộ hoặc liên kết bên ngoài trong bài viết hoặc trang mới.
Hãy liên đến một link tới một bài viết trước đó để tạo internal link hoặc một liên kết ra các trang biên ngoài. Dùng Anchor cho từ khóa liên kết.
9. Mật độ từ khóa trong bài viết:
Chú ý lặp lại một cách tự nhiên không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào bài viết.
10. Kiểm tra chuẩn website với W3C.
Hạn chế tình trạng website có lỗi quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của website. Bạn có thể kiểm tra lỗi tại đây
Bên trên là những kỹ thuật cơ bản về SEO onpage. Để kiểm tra các thông tin trên không nhất thiết bạn phải kiểm tra bằng tay. Hiện nay các browser như Google Chrome, Firefox điều có các extension hỗ trợ việc check SEO onpage cho một bài viết hoặc một trang Web bất kỳ, các bạn có thể tải các công cụ đố để thực hiện tối ưu hóa trang nội dung được nhanh chóng.
Đối với các bạn dùng CMS WordPress để thiết kế Website, blog thì việc phân tích và hiệu chỉnh các nội dung trên rất đơn giản vì WordPress có rất nhiều plugin hỗ trợ về vấn đề này. Tuy nhiên các kiến thức từ bài viết này cũng có thể áp dụng trực tiếp cho các website không dùng nền tảng WordPress. Điều quan trọng là dù dùng nền tảng nào để xây dựng WordPress thì khi viết blog hoặc xây dựng một trang mới các bạn nên tuân thủ các nguyên tắc trên để bảo đảm hiệu quả SEO đạt được kết quả tốt nhất.